Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

đau-gối-ở-ng-trẻ

Hệ xương khớp đóng vai trò rất quan trọng, nó là một trục cố định hay di động giúp đảm bảo việc nâng đỡ cơ thể và duy trì các trạng thái vận động với những động tác khéo léo, dẻo dai. Trong đó trục xương chi dưới, đặc biệt là khớp gối sẽ chịu lực nâng lớn, điều gì sẽ xảy ra khi bạn bị viêm khớp gối? 

Biểu hiện của bệnh ra sao? Nó sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống, công việc của bạn khi những cơn đau khớp gối ập tới? Cách chẩn đoán và điều trị các bệnh về khớp gối ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Viêm khớp gối là gì?

Để hiểu về khái niệm viêm khớp gối, trước tiên ta nên tìm hiểu về khớp, đây chính là bộ phận có chức năng kết nối giữa hai đầu thân xương, kết hợp cùng với các dây chằng và dây thần kinh khác đảm bảo sự an toàn hay hỗ trợ sự chuyển động cho các xương khác nhau. Khớp được chia thành 3 loại khớp theo chức năng:

  •  Khớp bất động: Là khớp cố định tại một ví trí trong suốt thời gian hình thành và phát triển như khớp dọc, khớp lamda của xương sọ.
  • Khớp bán động: Là khớp có đĩa sụn (đĩa đệm) giữa hai đầu xương có vai trò hạn chế tối đa cử động của khớp như các loại đốt sống cổ, đốt sống ngực hay đốt sống thắt lưng.
  • Khớp chuyển động: Khớp có tên gọi khác là khớp hoạt dịch giúp đảm bảo cho sự linh hoạt khi di chuyển, không gây ma sát và tổn thương như khớp vai, khớp cổ tay, khớp khuỷu.

Khớp gối chính là loại khớp chuyển động có cấu tạo gồm các cấu trúc phần mềm như dây chằng, gân, cơ, các cấu trúc xương lân cận và đặc biệt là lớp sụn bao bọc đầu xương (bao hoạt dịch) chứa chất lỏng có tác dụng bôi trơn hỗ trợ cho việc hoạt động, di chuyển bình thường của cơ thể.

Viêm khớp gối là tình trạng lớp sụn bao bọc khớp hay những bộ phận khác của khớp gối bị tổn thương gây viêm nhiễm và đem lại cảm giác đau buốt khó chịu khi di chuyển do khớp gối va chạm với những vùng xương xung quanh đó (đầu dưới xương đùi và đầu trên xương bánh chè, xương mác).

Nguyên nhân gây viêm khớp gối

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp gối, thường có 06 nguyên nhân phổ biến sau:

  • Viêm vùng khớp gối: Đây là tình trạng những tổ chức xung quanh khớp gối viêm nhiễm gây đau khớp gối.
  • Thoái hóa khớp gối: Thoái hóa khớp gối gây viêm thường xảy ra với những người lớn tuổi, tình trạng, triệu chứng đau tùy thuộc vào từng người với tính chất công việc và tiền sử bệnh của họ trước đó.
  • Chấn thương khớp gối: Tình trạng chấn thương gây viêm khớp gối thường xảy ra ở những người chơi thể thao hay lao động nặng.
  •  Tràn dịch khớp gối: Tràn dịch gây viêm là trường hợp viêm khớp gối khá phổ biến, nó gây đau tức bởi lượng dịch tràn kèm biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau và gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc di chuyển.
  • Béo phì, thừa cân: Nghe qua thì có thể đây là nguyên nhân khá lạ lẫm gây viêm khớp gối, tuy nhiên nó lại rất phổ biến với những người có chế độ ăn không điều độ và lười vận động, khi hệ xương khớp của bạn yếu hơn trọng lượng cơ thể bạn, nó sẽ gây tình trạng quá tải dẫn tới viêm khớp gối với các triệu trứng đau, buốt hay n     ặng nhẹ khác nhau.

Triệu chứng và biến chứng khôn lường của bệnh viêm khớp gối

Ở giai đoạn đầu của viêm khớp gối, người bệnh thường có biểu hiện đau đầu gối nhưng không sưng kèm tiếng kêu răng rắc khi vận động như đứng lên, ngồi xuống, lên xuống cầu thang; đau kèm tê cứng sau khi thức dậy hay khi thay đổi thời tiết. Ngoài ra còn một số biểu hiện như các đường gân chi dưới hiện rõ, tái xanh.

Ở giai đoạn sau, đầu gối bệnh nhân sẽ có triệu chứng sưng đỏ và cảm giác rất đau khi chạm vào, khả năng vận động giảm đáng kể, viêm khớp gối nặng hơn có thể khiến bệnh nhân không thể đi lại được.

Ngoài những biểu hiện, triệu chứng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày thì tình trạng viêm còn có thể gây ra cho bệnh nhân những biến chứng như biến dạng khớp gối ( đầu gối sưng to lâu ngày, phần cơ xung quanh căng cứng làm hình dạng khớp gối biến thể) hay tệ hơn là bại liệt chi dưới khiến người bệnh mất hoàn toàn khả năng di chuyển.

Đối tượng mắc phải bệnh đau khớp gối

Viêm khớp gối có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với nguyên nhân gây viêm ở mỗi lứa tuổi là khác nhau. Đa số ở người trẻ tuổi bị viêm khớp gối bởi các lí do như béo phì và chấn thương. Còn ở người trung niên và người già thường viêm do thoái hóa.

Cách phòng ngừa viêm khớp gối hiệu quả

Bạn có thể phòng ngừa bệnh viêm khớp gối bằng cách duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập thể dục thể thao điều độ, bổ sung những thực phầm giàu vitamin K, collagen, canxi…tốt cho xương khớp như bắp cải, cà chua, bì heo, nghệ vàng, cá, hành tây, cải bó xôi.

Ngoài ra bạn nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kì hay đi khám kịp thời nếu có bất cứ biểu hiện nào khiến bạn nghi ngờ.

Cách chẩn đoán viêm khớp gối kịp thời

Hiện nay để chẩn đoán viêm khớp gối tại các bệnh viện hay trung tâm y tế thường sử dụng các kỹ thuật hình ảnh y học như:

  • Chụp X-quang
  • Chụp CT (cắt lớp vi tính)
  •  MRI(cộng hưởng từ):
  • Siêu âm khớp gối
  • Nội soi khớp gối

Các kỹ thuật trên sẽ được chỉ định tùy theo bác sĩ, theo biểu hiện của từng bệnh nhân, mỗi kỹ thuật đều có ưu nhược điểm riêng biệt, tuy nhiên những phương pháp thường đem lại hiệu quả chẩn đoán bệnh viêm khớp gối một cách tối ưu MRI bởi nó sẽ giúp bác sĩ xác định được lượng chất lỏng trong bao hoạt dịch, những tổn thương dây chằng, sụn khớp và những vùng lân cận.

Thêm vào đó dịch khớp gối cần được đem đi xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt với các dạng bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp hay thoái hóa khớp.

Điều trị viêm khớp gối bằng cách nào?

Để điều trị viêm khớp gối, bệnh nhân cần làm theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ và kết hợp những phương pháp dân gian sao cho đem lại hiệu quả tốt nhất.

Chưa viêm khớp bằng thuốc Tây:

Thông thường trong đơn thuốc chữa bệnh viêm khớp gối sẽ có thuốc giảm đau chứa corticoid, tuy nhiên bệnh nhân cần hết sức thận trọng, làm theo chỉ định và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Chữa viêm khớp trong Đông Y và các bài thuốc dân gian:

Để điều trị viêm khớp gối, trong Đông Y người ta thường sử dụng các phương pháp như xóa bóp, bấm huyệt, châm cứu hay giác hơi..những phương pháp này thường giúp giảm sưng, tiêu viêm, thông kinh mạch, cảm giác đau được cải thiện rõ rệt.

Các bài thuốc dân gian lưu truyền chữa đau khớp gối từ những nguyên liệu sẵn có đem lại hiệu quả tốt như đắp ngải cứu, gừng, muối trắng,…(chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng tác viêm sẽ thấm qua da vào trong khớp giúp giảm sưng, đau).

Chữa viêm khớp bằng các bài tập vật lý trị liệu và các bài tập Yoga:

Vật lý trị liệu: Áp dụng tập vật lý trị liệu chủ động (tập luyện cải thiện vùng khớp gối) hay thụ động (massage, kích thích điện,..) sao cho phù hợp.

Yoga: Bạn có thể tham gia các lớp học Yoga để được hướng dẫn bài bản hoặc tự tập ở nhà bằng cách tham khảo trên mạng với những động tác giúp cải thiện tình trạng viêm khớp gối như căng bắp chân, leo cầu thang hay nâng chân.

Hi vọng rằng qua bài viết trên các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về bệnh viêm khớp gối, từ đó có thêm được những thông tin hữu ích để phòng và chống bệnh một cách tốt nhấtcho bản thân và gia đình. Chúc các bạn sống vui, sống khỏe!

Trần Lê Tuấn

Trần Lê Tuấn

Với đam mê tim tòi các kiến thức chăm sóc sức khỏe, tôi tự tin có thể chia sẻ những điều bổ ích cho mọi người.

      Tin Tức Y Tế
      Logo